Thấy bài thuốc này khá hay mang về chia sẻ với mọi người đây
Rau muống giải độc cấp vô cùng hiệu quả
Khi cơ thể bị xâm nhập các chất độc của nấm độc, cá, thịt độc, lá ngón, hoặc độc chất do côn trùng, rắn, rết cắn… hãy dùng rau muống để giải độc cấp trước khi đến cơ sở y tế.
Mùa hè có nhiều loại rau khác nhau, nhưng rau muống vẫn là loại rau dân giã, dễ chế biến, dễ ăn và có thể thu hái quanh năm nhưng hễ vào dịp hè thì vẫn là loại rau thích hợp hơn cả.
Là loại rau sống thuộc vùng nhiệt đới châu Á, khu vực Nam và Đông Nam Á, nhiệt đới châu Phi, Trung Á, Nam Mỹ và châu Đại Dương. Ngoài tên gọi là rau muống còn nhiều tên Hán tự gọi khác nhau như Vô tâm thái hay Ung thái hoặc Uông thái, Thông thái, Không tâm thái...
Tên khoa học của rau muống là lpomoea aquatica Forsk, thuộc họ khoai lang, có tài liệu gọi là họ Bìm bìm (Convolvulaceae). Lá rau muống hình tam giác hay hình mũi tên, hoa trắng hoặc tím tùy theo từng giống rau muống. Quả nang, chứa 4 hạt có lông màu hung.
Đông y cho rằng, rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh (khi nấu chín thì lạnh giảm), đi vào các kinh Tâm, Can, Tiểu trường, Đại trường. Có công năng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, thông đại tiểu tiện, lợi thủy, giải độc khi cơ thể bị xâm nhập các chất độc của nấm độc, cá, thịt độc, lá ngón, khuẩn độc, hoặc độc chất do côn trùng, rắn, rết cắn…
Rau muống có nhiều tính năng và tác dụng trong việc phòng, chữa nhiểu chứng bệnh mà tiêu biểu là thanh nhiệt, giải độc trong mùa hè, thanh nhiệt, lương huyết, cầm máu, chữa tâm phiền, chảy máu mũi, lưỡi đỏ rêu vàng, khát nước, ù tai chóng mặt, đau đầu do huyết áp cao, đau dạ dày, nóng ruột, ợ chua, miệng khô đắng, say hay ngộ độc sắn, giải độc do ngộ độc thức ăn, các chứng chảy máu (chảy máu cam, ho nôn ra máu, tiểu tiện đục hay ra máu, trĩ, lỵ…), sản phụ khó sinh, khí hư, bạch đới, phù thũng toàn thân do thận, bí đái, tiểu đường, quai bị, chứng đẹn trong miệng ở trẻ, lở ngứa, loét da, Zona (giời leo), rôm sảy, sởi thủy đậu ở trẻ em, ong đốt, rắn giun cắn…
Để tham khảo, đồng thời có thể chọn lựa áp dụng sao cho thích hợp, an toàn, hiệu quả, dưới đây xin giới thiệu cụ thể những phương thuốc tiêu biểu được trị liệu từ rau muống.
* Trị trẻ nóng nhiệt ra mồ hôi mùa hè: Lấy rau muống 100g, Mã thầy 500g, sắc lấy nước cho trẻ uống thay nước trong ngày.
* Thanh nhiệt lương huyết, cầm máu, chữa tâm phiền, chảy máu mũi, lưỡi đỏ rêu vàng, khát nước mát, ù tai chóng mặt: Rau muống 150g, Cúc hoa 12g, đun sôi 20 phút lọc lấy nước (có thể cho chút đường hòa vào cùng) uống trong ngày.
* Chữa kiết lỵ mùa hè: Lấy 400g cọng rau muống tươi, vỏ quýt khô lâu năm 1 ít, nấu nhỏ lửa trong nhiều giờ lấy nước uống trong ngày.
* Ngộ độc thức ăn hè: Lấy rau muống 1 nắm giã vắt lấy nước cốt uống, nếu nặng mất nước, nhiễm độc phải đi viện cấp cứu ngay.
* Trị đau dạ dày, nóng ruột, ợ chua, miệng khô đắng: Rau muống 20g, rau má 20g, rau sam 16g, cỏ mực 20g, vỏ quýt 12g, tất cả sao qua cho vào ấm đổ 500ml nước, sắc nhỏ lửa còn 250ml, chia 2 lần uống lúc đói.
* Trị tiểu đường: Rau muống đỏ 60g, râu ngô 30g, sắc lấy nước uống trong ngày, cần uống một thời gian vài ngày liền.
* Chữa đẹn trong miệng hoặc lở loét miệng trẻ em: Rau muống tươi 100g, củ hành lá tươi 50g, nấu canh lấy nước cho trẻ uống.
* Lở ngứa ngoài da, zona (giời leo): Lấy ngọn rau muống, lá vòi voi mỗi thứ 1 nắm giã nhuyễn với ít muối đắp lên vết thương.
* Rôm sảy, mẩn ngứa, thủy đậu ở trẻ: Rau muống tươi 1 nắm to, rửa sạch nấu lấy nước xoa, rửa, tắm.
* Trị quai bị: Lấy rau muống 200 - 400g, luộc ăn cả cái lẫn nước. Có thể pha chút đường vào nước mà uống.
* Đau đầu, chảy mủ tai: Rau muống 100g, thịt chó 100g, cho cả vào hầm đến khi thấy thịt chó nhừ là được. Ăn thịt chó, rau muống, uống nước rau. Cần ăn liền vài ngày.
* Trị bốc hỏa đau răng: Rễ rau muống 100g, giấm, nước mỗi thứ một nửa, sắc lấy nước ngậm ngày vài lần.
* Đại, tiểu tiện ra máu: Lấy rau muống lượng vừa đủ, rửa sạch, vò nát vắt lấy nước cốt cho mật ong vào uống. Ngày 1 - 2 lần.
* Trị đi ngoài ra máu, đái máu, nước tiểu đục: Rau muống tươi giã nát vắt lấy nước cốt cho mật ong vào uống, mỗi lần 30 - 50ml.
* Trị chứng chảy máu mũi: Rau muống tươi 100g, đường đỏ vừa đủ, sau nghiền nát cho nước sôi vào mà uống.
* Dạ dày, ruột thấp nhiệt (đi ngoài phân cứng rắn): Hàng ngày lấy rau muống xào hay nấu canh ăn.
* Trị chứng lòi dom, trĩ: Lấy 100g rau muống nấu nhừ gạn lấy nước, cho 120g đường trắng, nấu lên thấy sánh như kẹo mạch nha lấy uống, ngày 2 lần, mỗi lần 100g.
* Trị mụn nhọt mưng mủ: Lấy rau muống tươi rửa sạch với lượng vừa đủ, giã nhuyễn, trộn với mật ong vừa phải, rồi đắp vào mụn nhọt.
* Trị say sắn: Lấy 1 nắm rau muống giã nát vắt lấy nước cốt cho uống một bát chừng 100 - 150ml. (nếu mới ăn vào phải lập tức gây nôn như cù họng bằng long gà, bảo bệnh nhân tự móc họng, uống mùn thớt, kết hợp cho uống nước đậu xanh, nặng phải đi viện cấp cứu).
* Trị sâu bọ, rắn cắn hoặc bỏng lửa: Lấy rau muống vừa đủ để giã vắt lấy 250ml nước cốt, sau cho vào 25ml rượu mà uống, còn bã đắp vào chỗ đau; hoặc lấy rau muống giã nhuyễn cùng muối rồi đắp vào vết thương.
Cây lá bỏng: Không chỉ trị bỏng
Cây lá bỏng ngoài tác dụng trị bỏng còn được dùng như một vị thuốc chữa nhức đầu, giảm cơn đau lưng, thấp khớp. Ngoài ra, do có tính kháng khuẩn nên cũng dùng trị bệnh đường ruột.
Dân gian gọi cây lá bỏng (dùng để trị bỏng) bằng một tên khác nữa đó là: Cây sống đời! Loại cây này ngoài đặc trưng chữa bỏng ra còn có tác dụng chữa bệnh sỏi thận, gút, cao huyết áp, ung loét, các bệnh về da, điều hòa kinh nguyệt, giảm sốt, đau đầu, tức ngực, ho, giảm đau...
Do có tác dụng kháng khuẩn nên cây lá bỏng cũng trị một số bệnh đường ruột và bệnh nhiễm trùng khác.
* Lá bỏng nóng chữa bệnh
- Chữa nhức đầu: Đun lá bỏng trong lò vi sóng hoặc bếp lửa rồi đắp lên trán khi lá vẫn còn nóng. Sau đó, đun nóng lá lại để đắp nhiều lần lên trán ít nhất trong mười phút.
- Giảm cơn đau lưng, thấp khớp: Đun lá bỏng, nằm sấp và đắp lên vùng bị đau khi lá còn nóng. Nếu không chịu được sức nóng, thay vì đun nóng lá có thể đặt một miếng lót nóng hoặc chai nước nóng ở trên lá. Khi cần di chuyển có thể quấn lá xung quanh vùng bị đau để giữ ấm trong ngày.
- Làm khỏe chân: Lấy ít nhất 3 lá bỏng ngâm trong nước nóng, có thể ngâm chung với dầu bạc hà hoặc dầu khuynh diệp. Ngâm ngập chân trong nước ít nhất nửa giờ đồng hồ. Sau đó, làm nóng hai lá bỏng khác để đặt dưới lòng bàn chân và mang tất để ngủ suốt đêm.
- Chữa mắt lẹo: Làm nóng lá bỏng để đắp lên mắt trong một hoặc hai phút từ 3 đến 6 lần/ngày. Có thể thực hiện luân phiên bằng cách rửa mắt với nước chứa thành phần boric, nhưng tốt hơn nên đắp lá trên mắt.
* Làm thuốc dân gian
Theo đông y, ngọn và lá bỏng non có vị chát, hơi chua, tính mát, giúp giải độc, cầm máu, chữa bỏng, hoạt huyết chỉ thống, tiêu thũng…
Ở một số vùng, người ta còn lấy lá bỏng non để nấu canh và dùng làm thuốc đắp vết thương, mụn nhọt, mắt đỏ sưng đau.
Do có tác dụng kháng khuẩn nên cây lá bỏng còn dùng trong chữa trị một số bệnh về đường ruột, viêm ruột, trĩ nội, đi ngoài ra máu, viêm loét dạ dày…
- Trị thương: Đắp lá bỏng giã nhuyễn lên vết thương, sau mỗi ba giờ đồng hồ thay lá khác đắp lại.
- Chữa trĩ nội: Mỗi ngày dùng 10 lá bỏng (sáng 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá) nhai nuốt bớt nước, bã bỏ vào gạc vải, đắp lên hậu môn. Trước khi đắp thuốc phải làm vệ sinh vết thương bằng nước pha muối. Sau 20-45 ngày sẽ khỏi.
- Mất ngủ: Chiều và tối ăn mỗi lần 8 lá bỏng, giấc ngủ sẽ sâu hơn.
- Giã rượu: Chỉ cần nhai 10 lá bỏng giúp giảm cơn say.
- Cầm máu: Khi đứt tay, rửa sạch 3 – 4 lá bỏng, giã nát để đắp lên vết thương hoặc rửa sạch một nắm lá, giã nhuyễn hòa chung với nước sôi để nguội, lọc lấy nước cốt để uống. Nếu chảy máu cam, giã từ 1 – 2 lá bỏng, dùng bông gòn thấm nước chấm bên trong mũi.
- Thêm sữa cho sản phụ: Ăn 10 lá bỏng rửa sạch vào buổi sáng và chiều liên tiếp từ 2 – 3 ngày.
- Ngừa viêm tấy: Khi viêm tai, giã nhuyễn lá bỏng, vắt lấy nước để thấm vào tai. Trường hợp viêm amiđan, xay nhuyễn 5 – 10 lá bỏng, lọc lấy nước để súc miệng.
Nếu viêm họng, rửa sạch 10 lá bỏng chia làm nhiều lần để nhai sống trong ngày, buổi sáng 4 lá, chiều 4 lá và tối 2 lá. Khi nhai nên ngậm trong miệng một lúc rồi nuốt cả nước lẫn cái. Muốn trừ chứng viêm đại tràng, mỗi ngày ăn 20 lá bỏng, buổi sáng 8 lá, chiều 8 lá và tối 4 lá. Trẻ em từ 5 - 10 tuổi dùng nửa liều của người lớn. Ăn liên tục trong năm ngày.
- Trị bỏng nhẹ: Rửa sạch lá bỏng, giã nát để đắp lên vết thương từ 3 - 4 lần/ ngày.
- Xóa bầm vết thương: Rửa sạch một nắm lá bỏng, giã nhuyễn trộn thêm chút rượu trắng và đường để uống. Hoặc giã nhuyễn 30 – 60g lá bỏng đã rửa sạch, lọc lấy nước thêm mật ong để uống. Thời gian tan máu bầm nhanh hoặc chậm còn tùy thuộc vào số lượng lá.
- Chữa đại tiện ra máu: Lấy 30gr lá bỏng, 10gr cỏ nhọ nồi, 10gr ngải cứu (sao cháy), 10gr lá trắc bá (sao cháy) sắc lấy nước uống ngày một thang.
Tuy cây lá bỏng có thể chữa được nhiều bệnh, nhưng cũng giống các thảo dược khác người sử dụng nên thận trọng vì nếu dùng không hợp người, hợp bệnh có thể gây hại.
6 nhận xét
Công dụng của rau muống quả thật rất lợi ích nhưng với tình trạng nong dân dùng tràn lan thuốc bảo vệ thực vật như ngày nay thì liệu các công dụng của rau muống còn hiệu quả không em ?
Chúc em chủ nhật an vui nhé .https://lh6.googleusercontent.com/-Q5lMkgcmVR4/T2WEWkNi3MI/AAAAAAAACZ4/7VBYeVbx7kA/s36/01.gif
Chà hôm nay đọc entry này của Hùng tớ mới biết nhiều công dụng của rau muống vậy. Hơn nữa loại rau này cũng nhiều tên quá nhỉ. Ở Việt Nam mình, thời bao cấp rau muống còn giúp cho dân mình ...cứu đói nữa đó Hùng. Heee! Chúc một cuối tuần vui nha!
Bài viết hữu ích bạn à, ghé thăm bạn chúc bạn tối vui nhiều! http://1.bp.blogspot.com/-HjWfrjU2cb0/TeXB1e11ENI/AAAAAAAAABA/GvUHtM_6g5A/s1600/1.gif
May quá, quê mình tràn lan rau muống đồng bạn ạ, the611 thì đở phải lo rồi. cám ơn và chúc bạn vui vẻ nhé.
Bây giờ thì anh mới biết rau muống và cây bỏng lại có nhiều công dụng như vậy! Hy vọng rằng sẽ có nhiều người sẽ áp dụng có hiệu quả hai loại cây trên.
http://img2.news.zing.vn/2012/02/05/osteospernumpinkedgeflow.jpg
Chúc Bạn tuần mới nhiều may mắn và thật ý nghĩa nhé
Đăng nhận xét
Bạn có thể chèn hình ảnh. biểu tượng cảm xúc ,video từ Youtube , vào khung Comment không cần dùng thẻ .Chỉ cần Coppy link ảnh , biểu tượng mình thích và paste vào khung comment rồi đăng lên Lưu ý:Định dạng ảnh bạn có thể chèn vào comment['JPG','GIF','PNG','BMP']